Tin Tức
Bệ phóng hạ tầng giao thông giúp bất động sản Long Thành hút khách
Được biết đến là một trong những khu vực bất động sản nóng của phía Nam, Long Thành (Đồng Nai) hội tụ nhiều yếu tố hình thành nên một thị trường bất động sản giàu tiềm năng. Từ các ông lớn bất động sản đến những nhà đầu tư nhỏ lẻ đều chọn mảnh đất này để "gửi vàng". Và sẽ không sai nếu nói rằng sự sôi động cũng như sức hút mãnh liệt của bất động sản Long Thành là nhờ sự đầu tư lớn vào hạ tầng.Hòa cùng sức nóng của dự án Sân bay Quốc tế Long Thành, hàng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm đã được triển khai với kỳ vọng đưa bất động sản Long Thành (Đồng Nai) “cất cánh”.
Long Thành là địa phương được đánh giá giàu tiềm năng phát triển nhất của Đồng Nai bởi không chỉ là nơi xây dựng sân bay quốc tế Long Thành mà còn hội tụ nhiều dự án hạ tầng lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thống kê cho thấy, hiện nay Long Thành có nhiều tuyến đường cao tốc và quốc lộ trọng điểm đi qua địa bàn. Trong đó, quốc lộ 51 là tuyến chính có vai trò kết nối liên tỉnh giúp lưu chuyển hàng hóa đi khắp các tỉnh thành Đông Nam Bộ và đến các cảng biển lớn để xuất khẩu ra thế giới.
Tuy nhiên, tuyến này đang quá tải nên Nhà nước đẩy mạnh phát triển một số dự án mới nhằm giảm áp lực giao thông cho cả khu vực. Nổi bật là kế hoạch xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vào năm 2021. Công trình này có tổng chiều dài toàn tuyến 77,8km đi từ Biên Hòa đến thành phố biển Vũng Tàu, được thiết kế từ 4 - 6 làn xe, riêng đoạn kết nối trực tiếp sân bay Long Thành có đến 8 làn xe.
Bên cạnh đó, Long Thành còn chuẩn bị cho sự phát triển toàn phần của đại lộ Bắc Sơn - Long Thành với quy mô rộng 60m, 4 làn xe thông thoáng. Đây là trục phát triển thương mại - dịch vụ cao cấp xuyên suốt từ Biên Hòa đến sân bay quốc tế Long Thành.
Sau khi hoàn thành, công trình này cùng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ trở thành hai trục kinh tế động lực song song với quốc lộ 51, đồng thời gia tăng tính kết nối cho sân bay quốc tế Long Thành và phục vụ chiến lược phát triển thành phố sân bay.
Ngoài ra, Long Thành đang đón hàng loạt công trình giao thông khác như đường vành đai 3, vành đai 4 và cao tốc Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Liên Khương, metro sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay Long Thành; các tuyến đường sắt.
Như vậy, cùng với sân bay Long Thành, tất cả các công trình này sẽ tạo ra hệ thống giao thông vận tải đột phá, góp phần tạo sự phát triển của thị trường bất động sản Long Thành.
TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nhìn nhận: “Ở Việt Nam, nếu có một đô thị nào mới và lớn trong 50 năm nữa thì chỉ có thể là Long Thành. Đây chính là một thành phố mới của Việt Nam”.
Theo ông, sở dĩ tiềm năng của Long Thành được đánh giá như vậy vì không còn nơi nào ở Việt Nam còn đất, có vị trí đẹp, có nhiều thuận lợi về hạ tầng, vị trí như Long Thành. Quốc hội cũng đã cân nhắc rất kỹ về việc phát triển Long Thành với các tiềm năng để có thể phát triển tầm cỡ với khu vực. Đây chính là một "thành phố mới" của Việt Nam.
Ông Nghĩa phân tích, Long Thành là một thành phố của nhiều tiềm năng song lại đặt ở trong khu vực phát triển nông nghiệp. Qua đó, chuyên gia đặt vấn đề Chính phủ, Trung ương cần có những quy hoạch dài hạn cho khu vực này. Thêm nữa, tiềm năng phát triển Long Thành cần phải nhìn dài hạn. Hiện có 18,7 tỷ USD đổ vào dự án Long Thành, nhưng ông cho rằng vậy là chưa đủ.
“Long Thành có lẽ phải cần đến 30 tỷ USD bởi khu vực này rồi sẽ thu hút dân cư đến sống, sẽ đòi hỏi phải phát triển lâu dài với các công trình gắn với sự phát triển về nhà ở, logistics…”, vị chuyên gia nói.
TS. Lê Xuân Nghĩa cũng dẫn ý kiến cho rằng, TP.HCM tương lai có thể phải di chuyển 1/3 dân cư và có nghĩa là về lâu dài, cơ cấu lại dân số tại TP.HCM sẽ không còn nơi nào khác có thể di chuyển tới ngoài Long Thành. Qua đó, nơi này sẽ trở thành khu vực liên tỉnh, liên vùng gắn chặt với TP.HCM.
Còn theo chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh, dù đến ngày 11/5/2019, Bộ Xây dựng mới ban hành quyết định công nhận thị trấn Long Thành là đô thị loại IV, tức hoàn toàn là một huyện nông nghiệp, Long Thành vẫn có khả năng vươn lên thành một thành phố trực thuộc tỉnh gắn với chuỗi đô thị TP.HCM, TP. Biên Hòa và TP. Vũng Tàu.
Chuyên gia này đánh giá bất động sản nông nghiệp gắn với trồng trọt và chăn nuôi bò sữa là lĩnh vực đầu tư thú vị và rất có tiềm năng ở Long Thành nói riêng và Đồng Nai nói chung. Ngoài ra, bất động sản khu đô thị và công nghiệp cũng là các lĩnh vực đầy hứa hẹn ở khu vực này cùng với Bình Dương và TP.HCM.
TS. Ánh khẳng định: “Với xu thế phát triển của Long Thành hiện nay thì việc phát triển bất động sản ngoài các khu vực trung tâm đô thị lớn, truyền thống, tiềm năng phát triển bất động sản cấp huyện như Long Thành là trường hợp hiếm có trong tổng số hơn 700 huyện ở Việt Nam. Đó cũng là lý do tại sao bất động sản Long Thành lại thu hút giới đầu cơ như vậy, bởi xuất phát từ tiềm năng của chính vùng đất này”.
Theo Reatimes.vn
Các tin khác
- Đẩy nhanh tiến độ bàn giao đất làm sân bay Long Thành
- BĐS Long Thành - thị trường tiềm năng tăng giá lớn
- Hơn 600 tỉ đồng đầu tư tuyến đường kết nối quốc lộ 51
- Tăng tốc hạ tầng giao thông chào đón Tp. Long Thành 2030
- BĐS Long Thành tăng sức hút nhờ thông tin lên Thành phố vào năm 2030
- Thống nhất hướng tuyến giao thông kết nối Sân bay Long Thành với Tp.HCM
- Năm 2030, Long Thành sẽ là thành phố
- Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây 12.500 tỷ dần thành hình
- Tiếp tục chi trả tiền bồi thường các hộ dân vùng dự án sân bay Long Thành
- Toàn bộ Long Thành sẽ trở thành đô thị
- TP.HCM muốn khép kín Vành đai 3 bằng vốn Trung ương
- BĐS Long Thành - Điểm đến đầu tư vào siêu đô thị vệ tinh
- Sẽ khởi công nhà ga hành khách sân bay Long Thành đầu năm 2022
- 5 tác động tích cực lên BĐS nhìn từ dự án sân bay Long Thành
- Chuẩn bị triển khai cầu Cần Giờ TP HCM