Tin Tức
Đồng Nai đề xuất cách đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành
Dự án sân bay Long Thành dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025, được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những trung tâm trung chuyển vận tải hàng không hiện đại hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Để đảm bảo dự án đưa vào khai thác đúng tiến độ, UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện dự án sân bay Long Thành và các tuyến giao thông kết nối.Được quy hoạch cách thành phố Hồ Chí Minh 40km, cách Biên Hoà 30km, cách Vũng Tàu 70km, nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, cảng hàng không quốc tế Long Thành khi hoàn thành sẽ là động lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai và khu vực lân cận. Sân bay Long Thành cũng sẽ giúp kích thích phát triển của ngành vận tải hàng không, giúp tăng cạnh tranh quốc tế, tăng kết nối Việt Nam với thế giới, tạo đà phát triển du lịch của đất nước.
Thấu hiểu được điều đó, những ngày đầu tháng 3 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản 2336/BC-UBND báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) và các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn Đồng Nai.
Theo đó, tỉnh đề xuất nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án sân bay Long Thành và các tuyến giao thông kết nối. UBND tỉnh đề xuất Chính phủ chấp thuận cho Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai được thu hồi, thanh lý cây cao su khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án sân bay Long Thành và các dự án khác trên địa bàn tỉnh.
Với hạng mục rà phá bom mìn trong phạm vi 5.000 ha xây dựng sân bay Long Thành, tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt báo cáo Nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng giai đoạn 1 Sân bay Long Thành. Đồng thời, tách hạng mục này giao cho UBND tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư.
Tỉnh cũng đề xuất cho phép vận dụng Điều 25, Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 áp dụng chính sách hỗ trợ xử lý chênh lệch giữa các khung chính sách đối với các hạng mục các tuyến giao thông kết nối sân bay Long Thành (tuyến số 1 và 2) và hạng mục tái lập hạ tầng ngoài hàng rào sân bay Long Thành. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi công bằng cho người dân, tránh khiếu kiện về sau.
UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, hiện trên cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (quy mô 4 làn xe, đưa vào khai thác năm 2015) thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc. Để đảm bảo kết nối giao thông đồng bộ khi sân bay Long Thành đi vào khai thác, tỉnh kiến nghị mở rộng đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây lên 10 đến 12 làn xe.
Với dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Chính phủ xem xét bố trí vốn, hỗ trợ một phần từ nguồn ngân sách Trung ương để đảm bảo tính khả thi và có thể sớm triển khai dự án. Trước mắt, việc xây dựng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ giải quyết tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 51 và tạo mạch kết nối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Cụm cảng nước sâu số 5 Cái Mép – Thị Vải.
Trong tương lai, khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ là trục giao thông chính nối sân bay với các tuyến giao thông khác và các địa phương
Đối với việc kết nối giữa vùng Tây nguyên với sân bay Long Thành, Bộ Giao thông Vận tải sớm triển khai đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (dự án thành phần 2, đoạn từ Đồng Nai đến Bảo Lộc – Lâm Đồng).
Theo nhiều ý kiến đánh giá của các chuyên gia, Cảng hàng không quốc tế Long Thành nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam châu Á với các đường bay Đông - Tây, Bắc - Nam, thuận lợi cho việc hành khách chuyển tiếp, đi đến các châu lục như Châu Âu, Trung Đông, Nam Á, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ và châu Đại Dương.
Sân bay Long Thành còn thuận lợi cho các hãng hàng không và liên minh hàng không làm căn cứ hoặc xây dựng lịch bay nối chuyến cho hành khách, hàng hóa được hiệu quả.
Vị trí lựa chọn tại Long Thành hoàn toàn có đủ diện tích đất cần thiết cho thời điểm hiện tại và trong tương lai (5 nghìn ha) để phát triển thành một cảng hàng không hiện đại, phát triển các dịch vụ phi hàng không đa dạng, phong phú, đặc biệt là có thể phát triển thành mô hình thành phố sân bay (Airport City) bao gồm các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, bất động sản...
Cường Thịnh Corp – Tổng hợp
Các tin khác
- Đẩy nhanh tiến độ bàn giao đất làm sân bay Long Thành
- BĐS Long Thành - thị trường tiềm năng tăng giá lớn
- Hơn 600 tỉ đồng đầu tư tuyến đường kết nối quốc lộ 51
- Tăng tốc hạ tầng giao thông chào đón Tp. Long Thành 2030
- BĐS Long Thành tăng sức hút nhờ thông tin lên Thành phố vào năm 2030
- Thống nhất hướng tuyến giao thông kết nối Sân bay Long Thành với Tp.HCM
- Năm 2030, Long Thành sẽ là thành phố
- Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây 12.500 tỷ dần thành hình
- Tiếp tục chi trả tiền bồi thường các hộ dân vùng dự án sân bay Long Thành
- Toàn bộ Long Thành sẽ trở thành đô thị
- TP.HCM muốn khép kín Vành đai 3 bằng vốn Trung ương
- Bệ phóng hạ tầng giao thông giúp bất động sản Long Thành hút khách
- BĐS Long Thành - Điểm đến đầu tư vào siêu đô thị vệ tinh
- Sẽ khởi công nhà ga hành khách sân bay Long Thành đầu năm 2022
- 5 tác động tích cực lên BĐS nhìn từ dự án sân bay Long Thành