Tin Tức
Thông tin quy hoạch chi tiết Sân Bay Quốc tế Long Thành
Sân bay quốc tế Long Thành là dự án xây dựng một sân bay quốc tế tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km về hướng Đông. Dự án sân bay quốc tế Long Thành được dự kiến sẽ khánh thành năm 2025.1. Thông tin tổng quan Sân bay Quốc tế Long Thành





2. Quy hoạch vùng Sân bay Quốc tế Long Thành

3. Các tuyến đường kết nối với Sân bay Quốc tế Long Thành

Ba tuyến giao thông kết nối Sân bay Long Thành gồm:
Khi thực hiện dự án Sân bay quốc tế Long Thành sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa cho không chỉ riêng tỉnh Đồng Nai mà cả khu vực Đông Nam bộ và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam
khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động sẽ kéo theo sự phát triển tích cực của các lĩnh vực gồm bất động sản, du lịch, khách sạn - lưu trú, công nghiệp, dịch vụ... Công trình được kỳ vọng sẽ tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ cho thị trường bất động sản Đồng Nai cũng như toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Phối cảnh sân bay QT Long Thành
Khi Sân bay Long Thành hoàn thành sẽ giúp kích thích phát triển của ngành vận tải hàng không, giúp tăng cạnh tranh quốc tế, tăng kết nối Việt Nam với thế giới, tạo đà phát triển du lịch của đất nước. Lượng lớn các chuyên gia trong và ngoài nước, người lao động tập trung về đây làm việc ước tính trên 200 ngàn người
5. CHI TIẾT SÂN BAY QT LONG THÀNH GIAI ĐOẠN 1
- Dự án sân bay quốc tế Long Thành được chia thành 4 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 - các công trình trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước được người đứng đầu Chính phủ giao các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan (Hải quan, Công an, Công an cửa khẩu, Cảng vụ, Kiểm dịch y tế) bố trí nguồn vốn thực hiện.Trường hợp không có khả năng bố trí vốn, các cơ quan quản lý Nhà nước lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BTL hoặc BLT.
- Dự án thành phần 2 - các công trình phục vụ quản lý bay, chủ đầu tư được Thủ tướng giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư.
- Dự án thành phần 3 - các công trình thiết yếu trong cảng, bao gồm: nhà ga hành khách, hạ tầng hàng không, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải, nhà ga hàng hóa số 1, nhà để xe, hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 và số 2… sẽ do Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) làm chủ đầu tư.
- Dự án thành phần 4 - các công trình khác… sẽ thực hiện bởi các nhà đầu tư, chủ đầu tư do Bộ GTVT chủ trì lựa chọn.
6. - Thủ tướng đã phê duyệt dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1

- ACV hiện có 29.225 tỷ đồng tiền mặt và dòng tiền tích lũy trong giai đoạn 2020-2025 dành riêng cho dự án là 6.877 tỷ đồng. Số vốn còn lại dự kiến được ACV huy động dưới nhiều hình thức như vay thương mại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho thị trường trong nước và quốc tế...
- Theo thông tin từ lãnh đạo ACV, hiện đã có 22 tổ chức đã ký thỏa thuận bảo mật thông tin để trao đổi về dự án, trong đó 12 tổ chức đã ký biên bản ghi nhớ về mong muốn tài trợ cho dự án với tổng giá trị đề xuất hơn 143.000 tỷ đồng, nhiều hơn nhu cầu vốn cần huy động. Như vậy, dù gặp phải khó khăn do dịch COVID-19, ACV vẫn ưu tiên đảm bảo đầy đủ nguồn lực tài chính cho dự án.
- Theo lãnh đạo ACV, Cảng Long Thành sẽ được áp dụng các công nghệ hiện đại và có tính mở để có thể dễ dàng cập nhật các công nghệ tiên tiến nhất trong việc đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành khai thác theo tiêu chuẩn quốc tế và tương đương các Cảng hàng không quốc tế tiên tiến trên thế giới.
- Các hạng mục công trình thuộc dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 được xây dựng đồng bộ bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế và tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan, bảo đảm mục tiêu, quy mô, công suất, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, hiệu quả đầu tư, không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt và các ý kiến chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ.
- Trong thời gian thực hiện dự án, ACV sẽ tăng cường tối đa năng lực để thực hiện tốt chức năng chủ đầu tư, quản lý dự án, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu tư vấn, thi công, giám sát, cung cấp hàng hóa, dịch vụ để giữ vững tiến độ và đảm bảo chất lượng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Nhà nước để thực hiện các quy trình, thủ tục liên quan đến dự án trong thời gian ngắn nhất.
- Về suất đầu tư Cảng hàng không Long Thành, suất đầu tư khoảng 4,66 tỷ USD/25 triệu hành khách cho sân bay Long Thành là tương đương với suất đầu tư của các Cảng hàng không lớn trên thế giới.
- Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, dự án Sân bay Long Thành được xem là dự án hạ tầng “hạt nhân” và sẽ tạo ra động lực tăng trưởng lớn trong định hướng đưa Long Thành trở thành cực tăng trưởng mới cho Đồng Nai. Chính vì vậy, việc quy hoạch hệ thống hạ tầng kết nối cho sân bay Long Thành cũng được tỉnh đặc biệt chú trọng.
- Một số công trình hạ tầng giao thông đã được đầu tư, đưa vào sử dụng, mang lại hiệu quả của khu vực như: cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường vành đai 2, mở rộng xa lộ Hà Nội, mở rộng Quốc lộ 51…
Nhiều dự án trọng điểm mới được đầu tư và có kế hoạch thực hiện thời gian sắp tới cũng mở ra cơ hội cho kết nối vùng, như cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, TP HCM - Mộc Bài, đường vành đai 3, các cây cầu lớn, cao tốc Bắc - Nam phía Đông…
11. NHỮNG TUYẾN ĐƯỜNG HUYẾT MẠCH ĐỂ ĐẾN SÂN BAY LONG THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
Để đón đầu việc sân bay Long Thành sẽ đi vào hoạt động thì hiện nay điều được quan tâm khá nhiều đó chính là các tuyến đường kết nối đến sân bay Long Thành, giảm tải cho quốc lộ 51 trong tương lai.
Cụ thể hiện có các tuyến đường chính được kết nối đến sân bay Long Thành đó là Quốc lộ 51, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Long Thành - Bến Lức, Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cao tốc Long Thành - Dầu Giây là đường hiện hành, cao tốc này có tổng chiều dài dài 55 km, 4 làn xe, là tuyến đường quan trọng giúp kết nối TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 5 năm trước cao tốc này được thông xe với vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng.
Gần đây, Bộ Giao thông Vận tải đồng ý mở rộng 24 km từ nút giao An Phú (quận 2, TP HCM) đến huyện Long Thành (Đồng Nai) lên 8 làn xe vào năm 2025, nguồn vốn hơn 9.800 tỷ đồng. Sau năm 2040, đoạn này sẽ được mở rộng lên 10 làn xe. Riêng 31 km từ Long Thành đi Dầu Giây sẽ giữ nguyên quy mô 4 làn xe vì có thể đáp ứng nhu cầu lưu thông đến năm 2040.
+ Cao tốc Long Thành - Bến Lức
Cao tốc Long Thành - Bến Lức được khởi công tháng 7/2014, dài 47 km, đi qua các tỉnh Long An, TP HCM và Đồng Nai với tổng mức đầu tư 31.000 tỷ đồng, sử dụng vốn tài trợ của ADB và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Đây là cao tốc lớn nhất miền Nam, kế hoạch thông xe ban đầu vào cuối năm 2018, nhưng đến nay chỉ đạt 80% khối lượng do thiếu vốn và vướng mặt bằng.
Vài tháng trước, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt điều chỉnh dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành với mốc hoàn thành cuối năm 2023. Việc điều chỉnh này làm cơ sở để làm thủ tục gia hạn vay vốn từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Cao tốc này khi hoàn thành sẽ giúp kết nối giao thương giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long và Đông Nam Bộ. Đặc biệt, khi sân bay Long Thành hoạt động, tuyến đường sẽ giảm tải cho cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.
+ Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
Mới đây, Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã được khởi công, tuyến cao tốc này có chiều dài 99 km đi qua hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, điểm đầu tại đoạn nối từ quốc lộ 1A đi Mỹ Thạnh, điểm cuối nối với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Dự án phân kỳ giai đoạn một với bốn làn xe, thiết kế 120 km/h, tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng. Giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô sáu làn xe, dự kiến đưa vào khai thác cuối năm 2022.
Khi đi vào hoạt động cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với trục cao tốc Bắc - Nam. Tuyến đường sẽ thu hút đầu tư và góp phần khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh du lịch biển Nam Trung Bộ với khu vực kinh tế phía Nam, đặc biệt là sân bay Long Thành.
+ Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch năm 2016, với tổng chiều dài 77,8 km, chia thành hai dự án thành phần. Bốn tháng trước, Chính phủ cho phép tách đoạn tuyến từ nút giao Vũng Vằn (TP Bà Rịa) đến nút giao đường ven biển (TP Vũng Tàu) ra khỏi dự án.
Phạm vi dự án còn lại 69 km, gồm gần 60 km từ Biên Hòa đến Vũng Vằn và 9 km đường nhánh nối vào cảng Cái Mép - Thị Vải. Vừa qua, Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải bỏ 9 km đường nhánh ra để tỉnh tự đầu tư.
Tổng kinh phí dự án khoảng gần 23.700 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay). Trong đó, mức đầu tư tuyến đường qua Đồng Nai gần 13.000 tỷ đồng, đoạn Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 10.700 tỷ đồng.
Khi hoàn thành, cao tốc có 6 làn xe (giai đoạn một xây 4 làn) và cao tốc sẽ giải tỏa áp lực cho quốc lộ 51.
+ Cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt
Cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt dài hơn 200 km từ thị trấn Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đến đầu đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng), được chia ra làm 3 dự án thành phần.
Dự án từ Dầu Giây đến Tân Phú dài 60 km qua ba huyện Thống Nhất, Định Quán và huyện Tân Phú (Đồng Nai), tổng kinh phí 6.400 tỷ đồng. Tuyến đường thiết kế bốn làn xe, tốc độ 80 đến 100 km/h.
Dự án từ Tân Phú đi Bảo Lộc dài 67 km với 18.000 tỷ đồng. Tuyến đường sẽ đi qua các huyện Tân Phú (Đồng Nai), Đạ Huoai, Đạ Tẻl, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Giai đoạn đầu, đường rộng 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/h. Đây cũng là một trong những dự án ưu tiên đầu tư trước để "chia lửa" cho đèo Bảo Lộc thường xuyên bị sạt lở do thời tiết. Dự án thành phần còn lại từ Bảo Lộc - Liên Khương dài 73 km với 12.000 tỷ đồng, thiết kế đường bốn làn xe, tốc độ 100 km/h.
Khi toàn tuyến cao tốc hoàn thành, giao thông kết nối miền Đông Nam Bộ với Tây Nguyên trở nên thuận lợi hơn, giảm tải cho quốc lộ 20, rút ngắn thời gian đi lại giữa hai khu vực. Nếu Bộ Giao thông Vận tải đồng ý, dự án sẽ được khởi công trong quý III/2022 và hoàn thành năm 2025.
- PGS.TS Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, đánh giá dự án sân bay Long Thành có vùng ảnh hưởng rất lớn. Trong bán kính 5 km, có tác động trực tiếp đến bất động sản dân cư; 10 km là các dịch vụ tiện ích cho sân bay, cho cư dân sống và làm việc tại sân bay.
Riêng bất động sản công nghiệp trong bán kính 15 km sẽ có bước phát triển đột phá khi các nhà máy có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường không. Bất động sản trong bán kính 30 km của tất cả loại hình cũng sẽ được hưởng lợi.
- Trong bán kính 50-70 km, dự án sân bay Long Thành ảnh hưởng trực tiếp đến bất động sản của các địa bàn Vũng Tàu, Bình Dương, Long An. Ngoài ra, trong bán kính 150 km sẽ ảnh hưởng đến hành khách của các sân bay lân cận như Liên Khương, Nha Trang, Cần Thơ.
Khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động, Long Thành sẽ trở thành trung tâm của “thành phố sân bay” và là tâm điểm kết nối giao thương của cả khu vực. Trong tương lai không xa, nhu cầu sở hữu bất động sản để phát triển thương mại - dịch vụ và các loại hình kinh doanh ở đây sẽ tăng vọt
Nguồn: https://zingnews.vn/san-bay-long-thanh-tac-dong-the-nao-den-bat-dong-san-post1150021.html
- Cho đến thời điểm cuối năm 2019, giá đất tại khu vực Long Thành dao động từ 15 - 30 triệu đồng/m2, tăng so với năm 2018 (8 - 15 triệu đồng/m2). Đây là sự tăng vọt về giá đất.

- TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia khẳng định, trong tầm nhìn 50 năm tới, Long Thành sẽ là khu vực phát triển đô thị là số 1. Vì không còn nơi nào còn đất, có vị trí đẹp, có nhiều thuận lợi về hạ tầng, vị trí như địa phương này. Chính Quốc hội cũng đã cân nhắc rất kỹ về việc phát triển Long Thành với các tiềm năng để có thể phát triển tầm cỡ với khu vực. Đây chính là một thành phố mới của Việt Nam. Do đó, vị chuyên gia cho rằng, cần phải có một quy hoạch xứng đáng với tầm cỡ của Long Thành.
Link gốc: https://baodansinh.vn/long-thanh-se-tro-thanh-manh-dat-mau-mo-va-la-kenh-dau-tu-sinh-loi-20201105211850676.htm
Các tin khác
- Đẩy nhanh tiến độ bàn giao đất làm sân bay Long Thành
- BĐS Long Thành - thị trường tiềm năng tăng giá lớn
- Hơn 600 tỉ đồng đầu tư tuyến đường kết nối quốc lộ 51
- Tăng tốc hạ tầng giao thông chào đón Tp. Long Thành 2030
- BĐS Long Thành tăng sức hút nhờ thông tin lên Thành phố vào năm 2030
- Thống nhất hướng tuyến giao thông kết nối Sân bay Long Thành với Tp.HCM
- Năm 2030, Long Thành sẽ là thành phố
- Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây 12.500 tỷ dần thành hình
- Tiếp tục chi trả tiền bồi thường các hộ dân vùng dự án sân bay Long Thành
- Toàn bộ Long Thành sẽ trở thành đô thị
- TP.HCM muốn khép kín Vành đai 3 bằng vốn Trung ương
- Bệ phóng hạ tầng giao thông giúp bất động sản Long Thành hút khách
- BĐS Long Thành - Điểm đến đầu tư vào siêu đô thị vệ tinh
- Sẽ khởi công nhà ga hành khách sân bay Long Thành đầu năm 2022
- 5 tác động tích cực lên BĐS nhìn từ dự án sân bay Long Thành