Tin Tức
Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai có báo cáo gửi Thủ tướng Chính Thủ và Đoàn công tác Trung ương về dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành có vai trò với TP.HCM tương tự như đường vành đai 3 trên cao của Hà Nội. Tuyến cao tốc quan trọng nối thẳng miền Tây (từ H.Bến Lức, Long An) sang miền Đông Nam bộ (H.Long Thành, Đồng Nai), nối thẳng với sân bay Long Thành, mà không cần đi qua TP.HCM, giảm tải lưu lượng xe cho TP.HCM.
Nếu đi vào hoạt động, tuyến cao tốc dài 58 km này không chỉ rút ngắn thời gian từ Long An sang Đồng Nai xuống 2 giờ, mà đặc biệt sẽ giảm ùn tắc cho TP.HCM cũng như giảm tải cho tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện hữu, giải tỏa kết nối cho khu vực miền Tây sang miền Đông Nam bộ, góp phần giảm áp lực giao thông cho QL1A, QL51...
Hiện nay, đối với tiến độ dự án, còn 27 hộ dân vẫn chưa bàn giao mặt bằng, trong đó có 25 hộ dân trên địa bàn huyện Long Thành và 2 hộ trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.
Trước đó, UBND huyện Long Thành đã hoàn tất phê duyệt phương án bồi thường đối với 276 trường hợp có đất bị thu hồi. Đến nay, huyện đã bàn giao cho chủ đầu tư đạt gần 98% tổng diện tích đất cần thu hồi. Đối với 25 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng hiện trạng chủ yếu là đất trống, không có công trình trên đất.
Hiện UBND huyện Long Thành đang lập hồ sơ để tiến hành cưỡng chế đối với các trường hợp này.
Còn tại huyện Nhơn Trạch có 119 trường hợp bị thu hồi đất. Hiện nay, UBND Nhơn Trạch cũng đã hoàn thành công tác phê duyệt phương án bồi thường đối với tất cả các trường hợp này, bàn giao mặt bằng khoảng 99% tổng diện tích cần thu hồi. Đối với 2 trường hợp chưa nhận tiền bồi thường, chưa bàn giao mặt bằng do đang tranh chấp.
Hiện UBND huyện Nhơn Trạch sẽ tổ chức cưỡng chế, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Sau khi có kết quả giải quyết tranh chấp, các hộ sẽ nhận tiền theo quy định.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành được khởi công từ tháng 7/2014. Đây là dự án trọng điểm quốc gia với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 31.320 tỷ đồng (tương đương 1,6 tỉ USD), trong đó vốn vay ADB là 636 triệu USD, vốn vay của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 635 triệu USD và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước là 337 triệu USD.
Dự án dự kiến hoàn thành năm 2018, nhưng mới thi công được hơn 76% khối lượng và đình trệ từ năm 2019 đến nay.
Dự án có chiều dài 57,7 km, đi qua các tỉnh Long An 5,49 km (gồm huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc), đi qua Tp. HCM gần 25 km (gồm các huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ) và đi qua tỉnh Đồng Nai 27,285 km (gồm huyện Nhơn Trạch và Long Thành).
Đây là công trình quan trọng, nằm trong hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ giúp giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của Tp.HCM, rút ngắn thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng.
Theo Cường Thịnh Corp - Tổng hợp
Các tin khác
- Thúc đẩy tiến độ dự án đường vành đai 3 Tp.PHCM
- Tiến độ công tác giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành
- Long Thành sẽ là vùng đô thị trung tâm cực Đông TP HCM
- Loạt dự án hạ tầng giao thông nổi bật trong quý 1/2021
- Khu vực ngoại thành sẽ là tâm điểm thị trường BĐS
- Tiếp tục thi công các dự án hạ tầng quan trọng tại TP HCM
- Loạt hạ tầng “bom tấn” kích hoạt bất động sản Đồng Nai
- Lập báo cáo tiền khả thi mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành 10.000 tỷ
- Đất nền vùng ven là lựa chọn hàng đầu của nhà đầu tư
- Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được lập Hội đồng thẩm định đầu tư
- Cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành 36.000 tỷ đồng
- Vốn đầu tư 2 tuyến đường kết nối sân bay khoảng 1.500 tỷ đồng đã sẵn sàng
- Đồng Nai sắp triển khai những dự án hạ tầng nghìn tỷ
- Tuyến Metro số 2 sẽ khởi công vào giữa năm 2022
- Tăng tính kết nối cụm cảng Cái Mép – Thị Vải nhờ loạt dự án giao thông